KỲ QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN ĐẦU TIÊN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LẦN ĐẦU CÓ MẶT TẠI VIỆT NAM

– Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính như sau:

+ Tại Khoản 1, Điều 1 quy định về việc xác định cá nhân cư trú:

“Điều 1. Người nộp thuế

1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam;”

+ Tại Khoản 1, Điều 6 quy định về kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú:

“Điều 6. Kỳ tính thuế

1. Đối với cá nhân cư trú

a) Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Trường hợp trong năm dương lịch cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.

Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.”

+ Tại Khoản 2, Điều 21 quy định về khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh:

“2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh

e) Nguyên tắc khai thuế, quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:

e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.

e.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.

– Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.

– Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:

Số thuế còn phải nộp năm tính thuế thứ 2

=

Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2

Số thuế tính trùng được trừ

Trong đó:

Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2

=

Thu nhập tính thuế của năm tính thuế thứ 2

x

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần

Số thuế tính trùng được trừ

=

Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất

x

Số tháng tính trùng

12

Ví dụ 17: Ông là người nước ngoài lần đầu tiên tới Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ ngày 01/6/2014 đến 31/5/2016. Năm 2014, ông S có mặt tại Việt Nam 80 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 134 triệu đồng. Năm 2015, ông S có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ 01/01/2015 đến hết ngày 31/5/2015 là 110 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 10triệu đồng; từ ngày 01/6/201đến 31/12/2015, ông S có mặt tại Việt Nam là 105 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 122 triệu đồng. Ông S không đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và không phát sinh các khoản đóng góp bảo hiểm, từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Số thuế thu nhập cá nhân của Ông phải nộp được xác định như sau:

Nếu tính theo năm 2014, Ông là cá nhân không cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày 01/6/201đến hết ngày 31/5/2015, tổng thời gian ông S có mặt tại Việt Nam là 190 ngày (80 ngày + 110 ngày). Vì vậy, ông là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Năm tính thuế thứ nhất (từ ngày 01/6/201đến ngày 31/5/2015):

– Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế thứ nhất:

134 triệu đồng + 10triệu đồng = 240 triệu đồng

– Giảm trừ gia cảnh: triệu đồng x 12 = 108 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế: 240 triệu đồng – 108 triệu đồng = 132 triệu đồng

– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm tính thuế thứ nhất: 60 triệu đồng × 5% + (120 triệu đồng – 60triệu đồng) × 10% + (132 triệu đồng – 120 triệu đồng) × 15% = 10,8 triệu đồng

Năm tính thuế thứ hai (từ 01/01/201đến hết ngày 31/12/2015): Ông có mặt tại Việt Nam 215 ngày (110 ngày + 105 ngày) là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

– Thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm 2015:

10triệu đồng + 122 triệu đồng = 228 triệu đồng

– Giảm trừ gia cảnh : triệu đồng x 12 = 108 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế năm 2015:

228 triệu đồng – 108 triệu đồng = 120 triệu đồng

– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm 2015:

(60 triệu đồng × 5%) + (120 triệu đồng – 60 triệu đồng) × 10% = 9 triệu đồng

+ Quyết toán thuế năm 2015 có 5 tháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất (từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015)

– Số thuế tính trùng được trừ :

(10,8 triệu đồng/12 tháng) x 5 tháng = 4,5 triệu đồng.

– Thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp năm 2015 là :

9 triệu đồng – 4,5 triệu đồng = 4,5 triệu đồng”

Căn cứ quy định trên, nguyên tắc tham khảo như sau:

Trường hợp người nước ngoài đã tới Việt Nam ví dụ từ ngày 26/05/2022 và thực tế có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày trong năm 2022 thì người nước ngoài đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, trường hợp người nước ngoài đó là cá nhân cư trú và nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công thì kỳ tính thuế sẽ được tính theo năm dương lịch (kỳ quyết toán thuế đầu tiên của người nước ngoài đó là từ ngày đầu tiên đến Việt Nam đến ngày 31/12 của năm đầu tiên).