QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ quy định của Luật chuyên ngành khi tiến hành kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể bên cạnh các điều kiện và thủ tục đầu tư đã quy định.

Thế nào là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Luật đầu tư: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông

“Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”

Vậy khi Nhà đầu tư nước ngoài có phần vốn góp trong tổ chức kinh tế, với bất kể tỷ lệ phần vốn góp là bao nhiêu thì tổ chức kinh tế đó cũng được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Công ty phải đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép cơ sở bán lẻ khi thực hiện các hoạt động sau:

a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa (không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí)

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

 

Không phải xin Giấy phép kinh doanh, Giấy phép cơ sở bán lẻ trong các trường hợp sau:

Ngoài những hoạt động trên thì Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp) như sau (không phải xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép cơ sở bán lẻ):

a) Thực hiện quyền xuất khẩu;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu;

c) Thực hiện quyền phân phối;

d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;

đ) Cung cấp dịch vụ logistics;

e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;

g) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

i) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

k) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

 

Mức xử phạt khi không xin Giấy phép kinh doanh

Phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: “Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

Hiện nay, cơ quan quản lý của Việt Nam tăng cường kiểm tra xử phạt việc tuân thủ quy định của các doanh nghiệp trong cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Và mức xử phạt ngày càng cao nên Nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nên tuân thủ quy định để tránh bị xử phạt vì không tuân thủ.

  • Luật đầu từ 2020: hiệu lực từ 01/01/2021;
  • Nghị định 09/2018: hiệu lực từ 15/01/2018;
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP: hiệu lực từ 15/10/2020.